Học gì ở VOICE: Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX

             

Hồ Thanh Phúc sinh ra ở miền Bắc Việt Nam vào những năm 1980. Như hầu hết những người bạn cùng trang lứa, anh lớn lên khi thời bao cấp đã đi qua, và cuộc mở cửa của những tháng năm “Đổi Mới” đã đem lại cho gia đình anh một cuộc sống tương đối đủ đầy.

“Thuyền nhân”, đối với Phúc, chỉ là một khái niệm mơ hồ mà anh từng đọc thấy ở đâu đó trên các trang báo mạng.

Mãi cho tới một ngày anh cùng các học viên đặt chân tới Bảo tàng Bataan theo chương trình học tập thực địa của VOICE.

Sau năm 1975, khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, hàng triệu người miền Nam đã bị tước mất tài sản, bị đưa vào các trại cải tạo và bị đẩy lên các khu kinh tế mới. Cuộc sống bần cùng và nỗi sợ bị áp đặt các chính sách tàn bạo đã dẫn đến một làn sóng tị nạn lớn trong lịch sử nhân loại, khi gần một triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Hàng trăm ngàn người bị chết trên con đường tìm kiếm tự do của mình, do chìm tàu và cướp biển.

Trong nỗ lực tìm kiếm tự do, trước khi được đưa đi định cư ở các nước Phương Tây theo các chương trình tị nạn của Liên Hợp Quốc, thì người Việt tị nạn phải sống trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông và Philippines, mà Bataan là một trong số đó.

Nghia-trang-nguoi-Viet-ti-nan-tai-Bataan-Trai-ti-nan-Bataan_Bataan-Vietnamese-Refugee-Camps_VIETNAM-VOICE
Nghĩa trang người Việt tị nạn tại Bataan.

Ngày nay, Trại tị nạn Bataan không còn nữa. Rất may là những hiện vật về đời sống của người Việt tị nạn vẫn còn được lưu giữ trong Bảo tàng thuyền nhân tại đây, như bát đĩa, xoong nồi, vài ngôi lều họ ở, và một con thuyền mang tên ‘Phú Khang’ mà họ từng dùng vượt biển qua Bataan.

Bên ngoài bảo tàng còn có những đền thờ của người Việt tị nạn tại đây. Gần đó là một nghĩa trang, nơi an nghỉ của hơn 200 người kém may mắn đã không thể chờ đợi ngày đến với bến bờ tự do.

Trở về sau chuyến đi Bataan, anh Phúc chia sẻ: “Chuyến đi để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về những thăng trầm của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX và số phận của những người con bất hạnh. Tôi hiểu ra rằng, lịch sử Việt Nam cần được viết lại. Và người Việt Nam, nhất là những người trẻ, cần phải được hiểu đúng về lịch sử của mình, để không còn phạm phải những sai lầm trong quá khứ.”

Ảnh: PH2 Phil Eggman, 1984.

Mời các bạn đọc thêm bài viết “Học lịch sử Việt Nam ở bảo tàng thuyền nhân Bataan, Philippines ”
https://vietnamvoice.org/2018/11/hoc-lich-su-viet-nam-o-bao-tang-thuyen-nhan-bataan-philippines/


Đăng ký học bổng Xã hội Dân sự VOICE: https://bit.ly/DangKyHocBongVOICE10
Chi tiết chương trình đào tạo: https://bit.ly/KhoaDaoTaoVOICE10
Giải đáp thắc mắc: http://bit.ly/HoiDapHocBongVOICE10
Cập nhật tin tức tuyển sinh: http://bit.ly/TheoDoiHocBongVOICE10

#HocBongXaHoiDanSuVOICE #VOICE10