Ngày 22/8/2017, Amnesty International (Tổ chức Ân Xá Quốc Tế) ra thông cáo báo chí bày tỏ lo ngại về tình trạng giam giữ nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển. Thông cáo nói rằng ông Truyển đang có nguy cơ bị tra tấn, ngược đãi, đặc biệt lo…
Thông cáo báo chí từ Chính phủ Australia về Đối thoại Nhân quyền Việt – Úc lần thứ 14
Ngày 21 tháng 8 năm 2017 Việt Nam và Australia vừa tổ chức phiên họp Đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 14 tại Canberra vào ngày 10 tháng 8 năm 2017. Hai bên đều tham gia đối thoại với tinh thần xây dựng và thảo luận rõ các…
Amnesty International ra thông cáo báo chí về 4 nhà hoạt động ôn hòa vừa bị bắt giữ
Amnesty International (Tổ chức Ân Xá Quốc Tế) ra thông cáo báo chí với nội dung vừa nêu trong ngày 1 tháng 8.
Theo đó, tổ chức Amnesty International nêu rõ bốn người vừa bị bắt vào hôm Chủ Nhật; bao gồm Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà báo tự do Trương Minh Đức, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn với cáo buộc tội liên quan đến Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng đồng sự, cô Lê Thu Hà, bị bắt giam quá thời gian quy định hơn 18 tháng qua. Tất cả 6 người bị khởi tố theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, với tội danh “Lật đổ chính quyền”.
Amnesty International khẳng định các việc làm của 6 thành viên trong tổ chức xã hội dân sự độc lập Hội Anh Em Dân Chủ là thực hiện Quyền công dân được hiến định như Quyền tự do biểu đạt và Tự do hội họp. Đồng thời những hành động bắt giữ tùy tiện và giam cầm gần đây là vi phạm các quy định của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). (*)
Amnesty International cũng nhắc đến trường hợp 2 người mẹ vừa bị đưa ra xét xử gần đây là Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Cả 2 chị đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ quốc tế, các tổ chức Bảo vệ Nhân quyền trong và ngoài nước, các chuyên gia Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các phát ngôn ngoại giao của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
Trong thông cáo này cũng nhắc đến trường hợp của Trần Hoàng Phúc, một nhà hoạt động trẻ 23 tuổi bị bắt vào ngày 3 tháng 7 theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Anh Lê Đình Lượng, một nhà bất đồng chính kiến bị bắt vào ngày 24 tháng 7 theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Ít nhất 5 nhà hoạt động khác bị bắt giữ từ tháng 11 năm 2016 hiện đang bị giam giữ đến nay chưa đưa ra xét xử. Amnesty International lên tiếng lo ngại về việc giam giữ trong trại giam kéo dài có thể tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối. Ngoài ra là những lo ngại về quyền liên lạc kịp thời với luật sư và chuẩn bị biện hộ là một phần thiết yếu của quyền được xét xử công bằng. Cả hai lo ngại trên đều là những quy định có trong các hiệp ước mà Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên, có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, bao gồm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.
Tổ chức Amnesty International kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm trong việc cam kết về nhân quyền và hủy bỏ những cáo buộc đối với tất cả các nhà hoạt động là những người thực hiện các quyền nêu trên. Đồng thời, Amnesty International cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án việc Chính quyền Việt Nam đang đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền với mức độ ngày càng mạnh bạo và yêu cầu trả tự do vô điều kiện ngay lập tức cho tất cả Tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Amnesty International đã ghi lại thông tin về ít nhất 90 người hiện đang bị tước đoạt tự do mà tổ chức coi là Tù nhân lương tâm, họ là các Blogger, các Nhà hoạt động về quyền đất đai, quyền lao động, quyền chính trị dân sự, các nhà hoạt động về quyền người thiểu số, tôn giáo,…
Đọc toàn văn Thông Cáo Báo Chí của Amnesty International TẠI ĐÂY.
New York Times: Nhờ mạng xã hội, các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày càng quả cảm bất chấp các cuộc đàn áp
Hà Nội, Việt Nam – Một blogger và nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam đã bị kết án 10 năm tù giam vì tội xâm phạm an ninh quốc gia, bao gồm việc tuyên truyền chống nhà nước trên các phương tiện truyền thông…
Tuyên bố của VOICE về phiên tòa của Blogger Mẹ Nấm
TUYÊN BỐ CỦA VOICE VỀ PHIÊN TÒA CỦA BLOGGER MẸ NẤM NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 2017 Blogger Mẹ Nấm đã bị kết án 10 năm tù giam sau phiên tòa chóng vánh hôm qua ở Việt Nam vì đã dám phê phán chính quyền,…
Tường thuật Phiên xử Mẹ Nấm 29/06/2017
Tường thuật Phiên xử Mẹ Nấm 29/06/2017 (VOICE team tổng hợp)
VOICE Australia sinh nhật tròn 5 tuổi
Vừa qua, ngày 2 Tháng Sáu 2017, Voice Australia cùng với Tổ chức Yểm Trợ Nhân Quyền thực hiện chương trình gây quỹ mang tên “Mãi một tình yêu 4” tại thành phố Sydney, Úc. Đây cũng là sự kiện đánh dấu chặng đường 5 năm hình thành…
NGOs tham gia giám sát môi trường: cần thiết và cơ sở pháp lý!
Ô nhiễm môi trường đến từ công ty Vedan, Miwon, Lee&Men đến tập đoàn Formosa, hay Nhiệt điện Vĩnh Tân 2,… cần thiết cho thấy, sự tham gia của các tổ chức Xã hội dân sự trong giám sát và ngăn chặn sự hủy hoại sinh thái trong…
Công dân và xã hội dân sự
Công dân và xã hội dân sự là những khái niệm quan trọng trong nghiên cứu khoa học chính trị. Trong bài này, bạn sẽ biết được công dân là gì và nó có nghĩa như thế nào. Bạn sẽ hiểu về vai trò quan trọng của xã…
Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp
Bất chấp những điều cấm kỵ, Marina Jaber, cô gái 25 tuổi người Iraq, đã dẫn đầu nhóm diễu hành bằng xe đạp tại trung tâm Baghdad (Iraq) trong một buổi sáng thứ Hai (05/12/2016). Mạng xã hội lập tức sốt nóng với hình ảnh Baghdad…
Như đóa hoa, xã hội dân sự châu Á đang nảy nở nhưng mong manh
Sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự ở khắp Châu Á đang có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, giữa công dân với các tổ chức của nhà nước, cũng như các giá trị…
UNDP: các CSOs đóng vai trò giám sát cộng đồng
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đánh giá tầm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trên website chính thức, trong đó UNDP cũng chỉ ra vai trò, mục tiêu và các loại hình xã hội dân sự hợp tác cùng. 3 mục tiêu…
Tình hình tự do báo chí đang xấu đi trên toàn cầu
Hai phần ba trong số 180 nước được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới khảo sát có tình trạng đàn áp tự do báo chí tệ hơn trước đây. Báo cáo thường niên của Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cùng với bản Chỉ Số…
Giáo dục không phải là đặc ân của Chính phủ
“Quyền được giáo dục khơi mở tất cả các quyền, do đó, dân chúng cần phải được giáo dục để biết quyền lợi của mình”, Giám đốc phụ trách Nhân Quyền tại Ủy ban Nhân quyền và Hành chính Tư pháp (CHRAJ), Tiến sĩ Isaac Annan, cho biết.
Cuộc khủng hoảng nhân quyền trong thầm lặng tại Việt Nam
Thiếu thông tin, cạnh tranh lợi ích toàn cầu, và một nhà nước công an có nhiều vi phạm đã không được thế giới chú ý. Anh Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, sống tại Hà Nội, bị côn đồ tấn công trên đường về…