Như đóa hoa, xã hội dân sự châu Á đang nảy nở nhưng mong manh

             

Sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự ở khắp Châu Á đang có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, giữa công dân với các tổ chức của nhà nước, cũng như các giá trị hiện hành.

Trong một hội nghị gần đây được tổ chức bởi Akihiro Ogawa, giáo sư Nhật Bản tại Đại học Melbourne, gồm các học giả từ khắp khu vực quy tụ về để đưa ra đánh giá về không gian xã hội dân sự, các yếu tố nào đang đe dọa hay hỗ trợ nó.

Sự tập hợp này, theo học giả Jeff Kingston cho biết, nó chứng tỏ sự mở rộng và làm sâu sắc hóa xã hội dân sự ở khu vực châu Á. Không thể chối cãi được là xã hội dân sự trong khu vực đang “nở hoa”, mặc dù các thành tựu đạt được còn mong manh.

Trong các thập kỷ gần đây, nhiều tổ chức xã hội dân sự ở Châu Á đã mở rộng nhanh chóng, và mối quan tâm của họ hiện nay là quản lý, tư vấn, kinh doanh, giáo dục,… Hầu hết các nhóm phi chính phủ này đều nhỏ, thiếu nhân lực lẫn tài chính, nhưng họ vẫn tồn tại được bởi những người có sự nhiệt huyết với cộng đồng. Dù vậy, các tổ chức xã hội dân sự (CSO) vẫn bị hạn chế bởi những rào cản pháp lý và đón nhận sự dè chừng từ Chính phủ các nước.

Từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Campuchia và Lào, các nền dân chủ tự do và các chính phủ độc tài đang lưu ý hơn đến nguồn tài trợ nước ngoài, bởi họ nghi ngờ rằng các CSO là cánh tay nối dài truyền bá các giá trị văn hóa, ý thức hệ của phương Tây. Động lực đến từ lo ngại rằng, các tổ chức xã hội dân sự đang làm suy yếu hoặc khiến nhà nước mất uy tín bằng sự vận động thành công nhóm người yếu thế trong xã hội hay các trường hợp bị ngược đãi như nhóm vận động nhân quyền cho LGBT, sắc tộc thiểu số hay tôn giáo. Bằng cách trao quyền cho người dân, các tổ chức xã hội dân sự thách thức và xóa bỏ sự chiếm hữu quyền lực của nhà nước.

Có hai xu hướng chính ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của các CSO ở châu Á trong thế kỷ XXI là: sự lan tỏa của các chính sách kinh tế tân tự do; sự gia tăng và củng cố các nền dân chủ phi tự do. Những cải cách liên quan đến chính sách tự do kinh tế thường liên quan đến việc giảm vai trò của nhà nước và cắt giảm thuế, ngân sách của chính phủ. Tác động đối với người dễ bị tổn thương trong xã hội có thể rất thảm khốc vì nó ảnh hưởng đến các chương trình về xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống, sức khoẻ và giáo dục. Cải cách như vậy tạo ra một chỗ đứng cho các CSO khi họ đáp ứng như một trung gian dịch vụ công của chính phủ.

Những cải cách tự do thực tế có xu hướng làm tăng sự chênh lệch giàu nghèo và phân cực xã hội. Trên khắp thế giới, chúng ta đang chứng kiến sự phản ứng đối với vấn đề toàn cầu hoá. Pankaj Mishra, trong cuốn “Thời đại giận dữ: Lịch sử hiện đại” (2017), nắm bắt được tinh thần dân chủ, giải thích mô hình dân chủ tân tự do đang bị bao vây bởi vì bản thân nó đã không được truyền tải đúng như bản chất của nó. Internet cho phép nhận thức rộng rãi hơn về những gì có thể đạt được. Và nó thúc đẩy sự bất mãn, làm dấy lên chủ nghĩa dân túy và tạo ra chủ nghĩa cực đoan.

Xu hướng thứ hai đang góp phần hình thành hệ sinh thái CSO ở châu Á là sự lan rộng của quản trị nhà nước chuyên quyền. Các nền dân chủ phi tự do như Thái Lan, Campuchia, Lào và Malaysia tổ chức các cuộc bầu cử, với chỉ một đảng và chỉ chấp nhận các quy định của pháp luật khi nó đảm bảo được nền dân chủ hoạch định. Sự tham nhũng, thiếu minh bạch là đặc trưng của nền dân chủ kiểu này, và trấn áp là phương tiện được ưa chuộng để duy trì quyền lực.

Nhìn chung nhóm xã hội dân sự ở các quốc gia phi tự do sẽ tiến hành kiểm duyệt truyền thông, đe dọa và hạn chế không gian liên quan đến tranh luận chính trị. Thiếu sự khoan dung, dẫn đến hình thành bầu không khí thù địch ở các CSO. Nhóm tự do phổ biến các giá trị đặc trưng của riêng nó nhằm chống lại điều mà nó cho là “phản động”. Ở châu Á, luồng gió của chủ nghĩa phi tự do đang làm thu hẹp không gian hoạt động của các CSO vào ngay thời điểm mà các CSO cần nhiều cải cách tự do hơn bao giờ hết. Tại nhóm nước dân chủ phi tự do, xuất hiện sự gia tăng của các tổ chức tôn giáo cực đoan, thậm chí nó còn là đặc trưng ở Nam và Đông Nam Á.

Sự sôi nổi của không gian xã hội dân sự châu Á không phải là một quá trình chỉ có đi lên, nó phụ thuộc vào sự ủng hộ và tham gia của người dân cũng như sự thay đổi của luồng gió chính trị. Trong một số trường hợp, hợp tác giữa nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự đã phát triển mạnh và giúp giảm thiểu các vấn đề kinh tế – xã hội. Ví dụ, về thiên tai, trong những năm 2000, các CSO đã đóng vai trò không thể thiếu trong cứu trợ, đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy khả năng phục hồi sau thảm hoạ ở các cộng đồng dễ bị tổn thương, Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Vai trò quan trọng của họ được toàn khu vực công nhận và do đó họ đã đạt được tính hợp pháp của xã hội.

Tuy nhiên, các chính phủ ở Châu Á vẫn mâu thuẫn khi nhìn về các tổ chức xã hội dân sự, họ coi các tổ chức này là sự kết hợp của mối đe dọa chính trị, là đối tác quỷ quyệt của toàn cầu hóa. Vì thiếu sự tin tưởng, các chính phủ đòi giám sát chặt chẽ hơn , muốn biết họ đang làm gì, yêu cầu của họ như thế nào.

Sự nhạy cảm chính trị của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến hình thành một khu vực cấm và các chủ đề cấm mà các CSO không được hoan nghênh hoặc chỉ có thể hoạt động dưới áp lực và trong giới hạn chặt chẽ. Ngay cả trong các xã hội độc đoán, các CSO cũng có thể đang tìm cách hỗ trợ không gian này, để tránh những hậu quả không mong muốn về kinh tế – xã hội. Ví dụ như Trung Quốc đang cho phép các nhà báo, luật sư và các nhà hoạt động khác tấn công các vấn đề chính trị nhạy cảm liên quan đến đàn áp, gia đình trị và tham nhũng.

Ở Indonesia, quốc gia cũng đã có quá trình chuyển đổi dân chủ, xã hội dân sự không phải luôn là một số nhóm được quốc tế bảo trợ, mà nó còn được kiểm soát bởi giới tinh hoa địa phương đại diện cho các mạng lưới quyền lực. Các mạng lưới quyền lực hiện tại hình thành môi trường hoạt động khắp Châu Á, nơi mà các CSO đang linh hoạt điều hướng một không gian phát triển trong đó hàm chứa nhiều nguy cơ và thách thức. Tất nhiên, họ cần sự hỗ trợ từ cộng đồng để phát triển một xu hướng mạnh.

Sóng (#XHDS)

Theo Japantimes