Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp

             

Bất chấp những điều cấm kỵ, Marina Jaber, cô gái 25 tuổi người Iraq, đã dẫn đầu nhóm diễu hành bằng xe đạp tại trung tâm Baghdad (Iraq) trong một buổi sáng thứ Hai (05/12/2016).

Mạng xã hội lập tức sốt nóng với hình ảnh Baghdad Al-Adhamiya: “Một cô gái Baghdadi thách thức truyền thống và cưỡi xe đạp của mình ở trung tâm Baghdad”.

“Tôi là xã hội”

“Tham vọng của tôi là không chỉ cưỡi một chiếc xe đạp … đi xe đạp là một biểu tượng để phá vỡ hiện trạng của xã hội Iraq,” Marina Jaber nói. “Trước đó, tôi từng đổ lỗi cho xã hội về nhiều điều mà tôi bị cấm cản bởi tôi là phụ nữ, nhưng sau đó tôi phát hiện ra rằng, mình chính là xã hội”.

Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp
Jaber giải thích rằng, cô nảy sinh ý tưởng khi có chuyến đi London trong dịp Giáng sinh năm 2015 với chồng mình, và đã có cuộc gặp với Boris Johnson – người đã phát động một chương trình cho thuê xe đạp trên toàn thành phố. Chính tại thời điểm đó, cô đã muốn mình được cưỡi lại chiếc xe đạp như khi còn nhỏ.

“Lúc đầu tôi có cảm giác sợ hãi, thậm chí có thể nghe nhịp tim của mình”. Khi tôi đến khu vực Abu Nuwas, Shawaka, Jadriya, Mansour và Al-Mutanabi, đã có người bắt đầu nhìn tôi.” Và khi đi đến khu vực bảo thủ như Shorjah và Al-Meedan, cô đã phải đối mặt với nhiều vấn đề.

Vào tháng 4 năm 2016, Jaber có một cuộc triển lãm nghê thuật trình diễn tại Baghdad – Iraq. Đó là một sáng kiến dân sự khuyến khích người dân Baghdad, đặc biệt phụ nữ có thể di chuyển trên các đường phố bằng xe đạp. Và kể từ tháng Mười, số lượng người tham gia đã lên đến 50-100 người. Sáng kiến cũng thu hút sự chú ý từ truyền thông khu vực Trung Đông.

“Có một số người phản đối, một số khác nhìn tôi với ánh mắt kỳ lạ” Jaber cho biết.

Thậm chí, “Có một lần, một người đàn ông đã cố gắng để gỡ bỏ bánh xe đạp để ngăn cản tôi. Có một chút đáng sợ,” Jaber nhớ lại.

“Nhưng hầu hết mọi người phản ứng tốt với nó, lúc đầu họ chỉ nhìn chằm chằm do không quen với cảnh tượng này.”

Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp
“Tôi bắt đầu đi xe đạp ở các khu vực khác nhau tại Baghdad, và nó là một phần của cuộc triển lãm của tôi nhằm nghiên cứu thực tế,” cô nói. “Mục tiêu của tôi là phải biết lý do tại sao người dân Iraq, đặc biệt là phụ nữ không thể đi xe đạp và giải pháp là gì.”

Và khi “Họ tìm cách đẩy tôi và cố gắng kéo bánh xe tôi lại”, cô nhớ lại. “Tôi giữ im lặng và đi xuống xe, suy nghĩ về việc mình đang làm gì, có lúc tôi hơi nghi ngờ bản thân, nhưng sau đó, tôi đã tiếp tục” cô nói thêm.

Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp
“Làm sao tôi có thể khuyến khích người khác chống lại hủ tục xã hội để bảo vệ quyền của mình nếu ngay cả tôi cũng không dám đi xe đạp cá nhân”

Giải pháp: lặp đi lặp lại

Trong một trong những hình ảnh được đăng bởi ‘Baghdad Aladmya,’ là hình ảnh ông già bị sốc, trong khi một đứa trẻ lại tỏ ra ngạc nhiên và cười khi thấy Jaber đi xe đạp.

“Lần đầu tiên ông ấy bị sốc và không chấp nhận, nhưng sau đó ông ấy quay đầu đi. Điều đó có nghĩa, tôi đã tìm ra giải pháp”, cô nói thêm.

“Làm sao tôi có thể khuyến khích người khác chống lại hủ tục xã hội để bảo vệ quyền của mình nếu ngay cả tôi cũng không dám đi xe đạp cá nhân”.

“Giải pháp là sự lặp đi lặp lại cho đến khi điều đó trở thành bình thường,” cô nói. Có nghĩa, “người dân Iraq cần phải thấy điều này thường xuyên hơn. Người dân Iraq có thể nói là nạn nhân của xã hội bởi vì phụ nữ chúng tôi đồng ý yên phận với những gì xã hội không chấp nhận”.

Sợ hãi đã quá đủ rồi: phụ nữ nên khẳng định quyền của mình và sử dụng chúng, vì chúng ta chính là xã hội”, cô gái Iraq 25 tuổi nói.

“Tôi sử dụng xe đạp của mình như thói quen hàng ngày. Bây giờ tôi không quan tâm đến ánh mắt của mọi người.”

Không có ý định ngừng lại

Jaber đã không thông báo cho cha và anh trai mình vì theo cô, “cũng giống như bất kỳ gia đình bảo thủ khác, họ sợ hãi trước sự phá vỡ hủ tục đó. Họ là đàn ông, nhưng họ đang sợ hãi. “

Sau khi tiến hành vượt rào, cô đã bắt đầu một cuộc đua marathon xe đạp cho các em gái ở Baghdad.

Nhiều người trên phương tiện truyền thông xã hội tán dương lòng dũng cảm.

“Điều tốt nhất trong cuộc sống là cho một người làm những gì anh ấy hoặc cô ấy cho là đúng, và không quan tâm những gì người khác nói,” một phụ nữ tên là Muna Al-Shatawi nhận xét.

Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp
“Tôi thích chiếc xe đạp của mình, và tôi sẽ tiếp tục đi nó trong năm nay”.

Một người phụ nữ dưới tên bí danh Um Rukya Al-Mayahi cho biết: “Tôi đã sẵn sàng sẽ phá vỡ truyền thống này.”

Một người đàn ông tên Faleh Abu Liqa bày tỏ sự ủng hộ với Jaber, “Rất đẹp tại sao không!”.

“Tôi không có ý định ngừng lại”, Jaber cho biết. “Tôi hy vọng, sẽ thu hút được nhiều người tham gia hơn”.

Sáng kiến dân sự này diễn ra trong bối cảnh, lực lượng vũ trang Iraq đang chiến đấu với các binh lính Nhà nước Hồi giáo để kiểm soát các thành phố miền bắc Mosul. Tại Baghdad, nơi thường xuyên chứng kiến những vụ đánh bom giết người hàng loạt, đã lấy đi nhịp sống thường nhật tại nơi này.

“Cũng có một thời gian, khi tôi đi tới một trạm kiểm soát của quân đội với khóm dây thép gai chắn ngang đường. Tôi rất lo lắng và dự tính sẽ tìm một đường khác để đi. Nhưng điều ngạc nhiên là khi người lính đó thấy tôi, họ để kéo dây thép gai để cho tôi đi”.

Câu chuyện về cô gái Iraq và hủ tục cấm phụ nữ đi xe đạp
Đi xe đạp không bị cấm tại Iraq, tuy nhiên khi người phụ nữ lớn lên (12 tuổi), họ thường bị gia đình cấm cản với quan niệm, người con gái có thể có thể mất trinh nếu đi xe đạp.

Ngoài sự ủng hộ trên mạng xã hội, Jaber cũng đã thu hút được sự ủng hộ của báo chí Iraq, cộng đồng nghệ thuật, và thậm chí cả lực lượng an ninh ở Baghdad.

“Người phụ trách an ninh Baghdad đã tìm đến tôi và bày tỏ sự ủng hộ,” Jaber nói, trong sự phấn khích.

“Tôi thích chiếc xe đạp của mình, và tôi sẽ tiếp tục đi nó trong năm nay”.

“Chúng tôi cần thúc đẩy nhiều phụ nữ đứng lên, thách thức và phá vỡ các ranh giới bị áp đặt”, Jaber cũng chia sẻ thêm, sự tham gia của nam giới trong lái xe đạp cũng được khuyến khích.

“Tôi nhận được nhiều sự quan tâm, rất nhiều người đã liên hệ với tôi kể từ khi tôi bắt đầu dự án và họ thổ lộ rằng, họ đã được truyền cảm hứng để theo đuổi những điều mà họ luôn luôn muốn làm.”

“Có cả một cô gái gần Mosul, người đã gửi cho tôi một bức ảnh cô đang đi trên chiếc xe đạp của mình.”

Trong những năm 1950, phụ nữ Iraq là nhóm người tiên phong trong thế giới Ả Rập thúc đẩy ban hành luật cho phép họ làm việc trong các ngành nghề như y học, kỹ thuật và pháp luật mà trước đó họ đã bị cấm. Những thay đổi này giúp tòa án chính phủ vượt lên trên tòa án Sharia’a nhằm cải thiện quyền phụ nữ, bao gồm quyền ly hôn, quyền nuôi con, thừa kế,…

Cho đến ngày nay, Iraq vẫn được coi là một trong những nước tiến bộ nhất ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, các yếu tố nhân quyền cũng thường xuyên bị phản đối bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo trong nước – lý do, họ muốn quay trở lại tòa án tôn giáo.

Luật Shari’a là luật hành vi hoặc luật tôn giáo của Hồi giáo. Sharia đề ra nhiều chủ đề giải quyết bằng luật pháp thế tục, trong đó có tội phạm, chính trị và kinh tế, cũng như các vấn đề cá nhân như tình dục, vệ sinh, chế độ ăn uống, cầu nguyện và ăn chay.

Ni Lala (#XHDS)

Theo Eldiario.es