Các Khuyến nghị của VOICE cho Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam 2018

             

11 tháng năm, 2018

Bối cảnh và Cập nhật

Việt Nam triển khai thực hiện một số điều luật được diễn đạt mơ hồ và hạn chế nhằm trừng phạt những cá nhân thực hiện các quyền cơ bản bao gồm:

1. Tự do Tôn giáo

Từ khi Chính phủ đương nhiệm của Việt Nam lên nắm quyền vào tháng 5/2016, ít nhất 59 người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt và cầm tù, nhiều người trong số đó là người Kitô giáo đấu tranh cho tự do tôn giáo. Chính quyền đã xúi giục và chống lưng cho các cuộc tấn công chống lại bất cứ ai dám lên tiếng, đặc biệt là người Công giáo ở miền Trung Việt Nam vốn đã có cuộc sống khó nhọc vì tác động của thảm họa môi trường Formosa.

Nhà cầm quyền tại nhiều nơi đã thành lập và tài trợ ‘Hội Cờ Đỏ’ để kích động bạo lực và thù hận nhằm chống lại các giáo xứ phê phán chính sách của chính phủ liên quan đến vụ việc Formosa. Thí dụ, ngày 17 tháng 12 năm 2017, Giáo xứ Kẻ Gai thuộc Giáo phận Vinh tỉnh Nghệ An bị hàng trăm thành viên của Hội Cờ đỏ tấn công vì các hoạt động bảo vệ môi trường của mình, khiến nhiều giáo dân bị thương. Video clip dưới đây mô tả vụ việc được Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế biên tập (có phụ đề tiếng Anh):

Đây là lần đầu tiên giới chức sử dụng chiến thuật mới này để khiến người không theo Công giáo chống lại người Công giáo. Đó là một nỗ lực có chủ ý nhằm tạo ra căng thẳng và gieo rắc sự nghi ngờ giữa các nhóm bằng đức tin.

Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo độc lập cũng đã phải chịu đựng đàn áp nhiều năm qua. Các nghi lễ Phật giáo do Giáo hội tổ chức đã bị chính quyền quyền ngăn cản và ít nhất, mười lăm (15) tín đồ của Giáo hội đã bị bắt năm ngoái. Một trong những lãnh đạo là ông Vương Văn Thả bị kết án 12 năm tù giam trong khi con trai ông bị kết án 7 năm vào ngày 23 tháng 1 năm 2018.

Hơn nữa, các nhà chức trách tiếp tục quấy rối và đàn áp lãnh tụ các nhóm tôn giáo không được đăng ký bằng cách phá bỏ chùa chiền và sung công tài sản (Chùa Liên Trì ở Sài Gòn) hoặc cố gắng tịch thu (Tu viện Thiên An ở Huế) hoặc tấn công trực tiếp (bao gồm cả tấn công vật lý) để chống lại nhiều nhà lãnh đạo Tin Lành ở vùng Tây Nguyên. Nhiều người trong số đó, cho đến nay bị cấm đi lại trong và ngoài nước bất chấp những cam kết đã ghi trong luật Tín ngưỡng Tôn giáo mới liên quan đến tự do tôn giáo và theo Hiến pháp Việt Nam.

2. Tự do Biểu đạt

Tự do Biểu đạt tiếp tục bị hạn chế nghiêm trọng bởi Điều 258 (343), 79 (109) và 88 (117) của Bộ luật Hình sự bất chấp những sửa đổi mới nhất vào đầu năm 2018.

Điều 258, còn được gọi là ‘Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.’ (nay được sửa đổi thành Điều 343 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 2018). Những người bị kết tội theo điều này phải đối mặt với bảy năm tù giam. Điều 258 đã được sử dụng để truy tố nhiều người bất đồng chính kiến bị cáo buộc là “lợi dụng” quyền tự do ngôn luận của họ.

Điều 88, còn được gọi là ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ (nay đã được sửa đổi thành Điều 117) đã được sử dụng rộng rãi để giam giữ những người lên tiếng bằng bất cứ hình thức nào nhằm phê bình chính quyền và Đảng Cộng sản. Mức hình phạt từ ba đến hai mươi năm tù.

Điều 79, còn được gọi là ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ (nay được sửa đổi thành Điều 109) được dành riêng cho việc ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến tự tổ chức để cạnh tranh chính trị. Luật này có thể được được sử dụng để chống lại bất kỳ ai tổ chức phản đối, dù là ôn hòa, sự thống trị của đảng Cộng Sản hoặc các chính sách của đảng này. Những người cầm đầu, chủ mưu, người tham gia tích cực có thể phải đối mặt án tù từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình, trong khi những đồng lõa khác có thể phải đối mặt từ năm đến mười lăm năm tù.

3. Tự do Hội họp

Luật về Hội không được thông qua dù đã có ít nhất 16 dự luật được trình tới Quốc hội trong thập kỷ qua. Việc chậm trễ này cho thấy sự đề cao cảnh giác và miễn cưỡng của nhà cầm quyền trong việc ban hành điều luật mà họ coi là ‘nhạy cảm về chính trị’. Tuy nhiên, dự luật mới nhất đã không được thông qua khi nhiều tổ chức xã hội dân sự lên tiếng lo ngại về sự kìm kẹp của nó. Trong số đó có Điều 8, cấm tất cả các hội liên kết, gia nhập các hội nước ngoài hoặc nhận tài trợ nước ngoài.

Hiệp hội dưới hình thức tổ chức chính trị hoặc đảng phái bị nghiêm cấm. Các thành viên sẽ bị buộc tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và có nhiều điều khoản phạt tù nhiều năm, bao gồm tù chung thân hoặc tử hình theo Điều 79/109 của Bộ luật Hình sự.

Luật Biểu tình dự tính đã được Quốc hội thảo luận và thông qua vào năm 2015. Tuy nhiên, nó đã bị xóa khỏi chương trình nghị sự vào năm 2016, 2017 và 2018. Quốc hội cũng không có kế hoạch đưa luật trở lại bàn thảo luận. Trong khi, Bộ Công an – cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm soạn thảo luật này – vẫn trì hoãn việc trình dự thảo luật.

Các công đoàn độc lập bị cấm. Các cuộc đình công phải được đăng ký theo yêu cầu khắc khe, và các nhà hoạt động cho quyền người lao động bị theo dõi liên tục và quấy rối.

GONGOs (các tổ chức phi chính phủ do chính phủ lập ra) được cho không gian hoạt động với điều kiện là họ làm việc để gia tăng lợi ích của nhà cầm quyền. Trong khi hàng chục nhà hoạt động Nhân quyền bị cấm đi ra nước ngoài, thì đã có nhiều trường hợp nhân viên GONGO được tự do đi lại bên ngoài Việt Nam và tham dự các hội nghị quốc tế. Trong vài trường hợp, nhân viên GONGO trá hình làm người cung cấp thông tin cho nhân viên an ninh. Các nhân viên an ninh cũng được cho là đã ra sức cố gắng để tạo ra sự chia rẽ giữa các tổ chức phi chính phủ có đăng ký với những tổ chức phi chính phủ độc lập. Thí dụ, các nhà hoạt động Nhân quyền thường bị cấm tham dự các sự kiện được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ có đăng ký.

4. Quấy rối những Người bảo vệ nhân quyền

Có hàng trăm blogger (kể cả người dùng Facebook) và người bảo vệ nhân quyền thường xuyên viết về các vấn đề chính trị và Nhân quyền ở Việt Nam. Kể từ Đại hội đảng gần đây nhất vào đầu năm 2016, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ 59 nhà hoạt động, gần một nửa tổng số tù nhân lương tâm hiện tại đang bị giam giữ. Thực tế là mỗi trường hợp bị bắt giữ mỗi khác, từ luật sư nhân quyền cho đến sinh viên chống tham nhũng, từ những người nông dân bị mất đất cho đến các nhà hoạt động nhân quyền, từ các nhà hoạt động môi trường đến những nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Tất cả chứng minh rằng chính phủ đang áp dụng một cách có hệ thống một chính sách không khoan nhượng đối với bất đồng chính kiến.

Ngoài ra, lệnh cấm xuất cảnh là một trong những chiến thuật được các nhà chức trách sử dụng để cô lập thêm các nhà hoạt động Việt Nam với những cộng đồng xã hội dân sự ở khu vực và quốc tế. Theo thống kê, hơn 100 người bảo vệ nhân quyền, kể cả các blogger, bị cấm đi lại cả bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam. Các nhà bảo vệ nhân quyền xuất cảnh nước ngoài đã bị cảnh sát tịch thu hộ chiếu khi trở về Việt Nam và nhiều người trong số họ bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh. Kết quả là, các nhà hoạt động này mất cơ hội tham gia một cách có ý nghĩa các diễn đàn khu vực và quốc tế để nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng nhân quyền Việt Nam cũng như học hỏi các nhà hoạt động đồng nghiệp trong khu vực.

CÁC KHUYẾN NGHỊ:

  1. Tiếp nối kết quả của Đức bằng cách tích cực khuyến khích và kêu gọi chính quyền, đặc biệt là Bộ Công an (BCA), gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh nhằm chống lại tất cả các nhà bảo vệ nhân quyền, và ngăn chặn sự áp đặt các cấm đoán quyền tự do đi lại trong tương lai.
  2. Nêu lên trường hợp những người bảo vệ nhân quyền hiện đang bị giam giữ dưới đây và đề nghị cho họ tị nạn ở Mỹ ngay cả khi có người trong số họ có thể không nhận lời đề nghị:
  • Trần Huỳnh Duy Thức, doanh nhân Công nghệ Thông tin và blogger, bị kết án 16 năm tù theo Điều 79 vào tháng 1 năm 2010.
  • Nhóm đức tin công án Bia Sơn đã bị kết án từ 10 đến 17 năm tù (đối với những tín đồ) và tù chung thân (đối với lãnh tụ) theo Điều 79 vào tháng 2 năm 2012.
  • Nguyễn Hữu Quốc Duy bị kết án 3 năm tù vì các bài đăng ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trên Facebook theo Điều 88.
  • Nguyễn Hữu Vinh (hay còn gọi là Anh Ba Sàm), là blogger, bị kết án 5 năm tù vì viết blog.
  • Nguyễn Văn ĐàiLê Thu Hà, bị kết án 15 năm và 9 năm tù sau khi bị kết tội theo Điều 79 vào ngày 5 tháng 4 năm 2018.
  • Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (hay còn gọi là Mẹ Nấm), blogger, bị kết án theo Điều 88 vào ngày 29 tháng 6 năm 2017, mười năm tù và để lại hai con nhỏ không được cha mẹ dạy dỗ và nuôi nấng.
  • Hoàng Đức Bình, nhà hoạt động môi trường và quyền của người lao động, bị kết tội ‘Chống người thi hành công vụ’ theo Điều 257; ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân’ theo Điều 258 và bị kết án 14 năm tù.
  1. Kêu gọi trợ cấp thăm gặp các tù nhân lương tâm và làm như vậy theo định kỳ. Điều này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các cơ quan chức năng rằng các trường hợp quan tâm đang được theo dõi.
  2. Kêu gọi loại bỏ và/ hoặc sửa đổi các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự, như là Điều 258, 88, 79 và Điều 19 – bắt luật sư chịu trách nhiệm hình sự vì không tố giác khách hàng của mình cho nhà cầm quyền về một số tội.
  3. Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được tổ chức các hội thảo (như là một hội thảo về kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) sắp tới của Việt Nam vào đầu năm 2019) và mời các tổ chức xã hội dân sự độc lập tham gia. Điều này sẽ chống lại chính sách của nhà cầm quyền quyền khi dùng mọi cách để từ chối không gian cần thiết cho các cuộc hội họp của các CSO không đăng ký đồng thời để khuyến khích và hợp pháp hóa công việc của họ.
  4. Cân nhắc việc đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt như Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã khuyến nghị.
  5. Sử dụng Đạo luật Magnitsky làm lợi thế để đàm phán những điều trên.