Hội thảo Nhân quyền Tây Tạng – Việt Nam, xây dựng lòng tin và cùng nhau hành động

             

Tổng thống Lobsang Sangay, người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ, người mặc áo trắng, cầu nguyện cùng các nhà sư tại chùa Điều Ngự. Đứng gần bên là luật sư Trịnh Hội, một chuyên gia về luật tị nạn quốc tế, tại Hội Thảo Nhân Quyền Tây Tạng – Việt Nam tại Quận Orange – Little Saigon. (Anh Đỗ / Los Angeles Times)

Lấy cảm hứng để “Xây dựng lòng tin và cùng nhau hành động”, Hội Thảo Nhân Quyền Tây Tạng và Việt Nam được cả hai cùng tổ chức tại Little Saigon

Nhà lãnh đạo Tây Tạng, trong bộ trang phục truyền thống, cùng một nhóm nhà sư, tham gia nhiều buổi cầu nguyện chỉ với mục đích: vạch ra con đường đi đến hòa bình.

Tổng thống Lobsang Sangay là nhà lãnh đạo của Chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông từng tốt nghiệp Tiến sĩ luật tại Harvard. Đứng kê bên là ông Trịnh Hội, một luật sư người Úc gốc Việt được đánh giá cao về luật và chính sách quốc tế về người tị nạn.

Trong buổi họp mặt ở Westminster, để nêu bật lên các vi phạm nhân quyền, cả Trịnh Hội và Sangay cho rằng họ là những người đến từ hai quốc gia “đi chung một đường”. Cả hai dân tộc đều đang phải tranh đấu tranh không mệt mỏi vì tự do dưới chế độ cộng sản hà khắc.

Sáu triệu người Tây Tạng đang sống trong đất mẹ của họ vẫn bị từ chối tự do và các quyền con người cơ bản, bị bóc lột để khai thác các tài nguyên phong phú dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, hậu quả là bị đánh đập, tử vong, bỏ tù mà không qua xét xử và tự thiêu, những người Tây Tạng đã nhắn gửi đến 95 triệu người Việt trong nước.

Gần 250 người trong hội trường đồng loạt hưởng ứng khi ông Sangay nói: “Chủ nghĩa cộng sản chỉ mới 100 tuổi, Phật giáo thì đã tồn tại 2.500 năm tuổi, chẳng có cuộc đua nào ở đây cả”, ông cũng ca ngợi sự bền bỉ của Phật giáo “bởi vì sức mạnh sẵn có của nó và nền móng vững chắc.”

Ngay cả khi chính quyền Trung Quốc tiêu hủy hơn 90% các tu viện và nữ tu viện ở Tây Tạng sau khi chiếm đóng vào năm 1959 thì những người Tây Tạng lưu vong cùng với vị lãnh đạo tinh thần Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thành công trong việc truyền bá Phật giáo trở lại Tây Tạng và truyền bá rộng rãi toàn cầu.

Các trung tâm nghiên cứu Phật pháp mới mở trong thập kỷ qua trên khắp thế giới cho thấy vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của tôn giáo này, ông nói thêm. “Cuộc đấu tranh của các bạn rất giống với chúng tôi, chúng ta có sự liên quan nhau.” Sangay nói, với cái gật đầu đồng ý hướng đến thính giả ở đại sảnh của chùa Điều Ngự ở Little Saigon.

Mặc dù người Tây Tạng bị cấm lưu giữ ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc hô khẩu hiệu dân chủ trên đường phố của Tây Tạng đều có nguy cơ phải vào tù và bị tra tấn, người Tây Tạng không hề sợ hãi chính quyền Trung Quốc. “Bạn có thể mua mọi thứ bằng tiền, bạn có thể bắt người khác làm mọi việc bằng súng”, “Nhưng cuối cùng, nếu bạn muốn có được trái tim và tinh thần của người dân, bạn cần phải có được sự tôn trọng.”

Hội Thảo Nhân Quyền Tây Tạng - Việt Nam, Xây Dựng Lòng Tin Và Cùng Nhau Hành Động, Tong Thong Tay Tang Lobsang Sangay
Đám đông vây quanh Tổng thống Lobsang Sangay, người bên phải, khi ông ôm một cô bé hôm thứ bảy tại chùa Điều Ngự ở Little Saigon. Cựu thị trưởng Garden Grove Bảo Nguyễn cũng tham dự hội thảo nhân quyền. (Anh Đỗ / Los Angeles Times)

Hầu hết các Phật tử và nhiều dân cử, từ liên bang đến địa phương, tham dự như Thượng Nghị Sĩ California Janet Nguyễn, Giám Sát Viên Andrew Đỗ, Thị Trưởng Westminster Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Garden Grove Phát Bùi, và Phó Thị Trưởng Fountain Valley Michael Võ,… đã góp mặt để ủng hộ chiến dịch nhân quyền này. Dân biểu liên bang Dana Rohrabacher người đã chiến đấu chống lại cuộc đàn áp người Tây Tạng, ngồi ở hàng ghế đầu, vẫy tay chào những người tị nạn nhập cư khi họ cố gắng dùng điện thoại để lưu lại những gì ông nói.

Hai năm trước, Bản xếp hạng chỉ số tự do của Freedom House liệt kê Tây Tạng đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Syria.

Ông Trịnh Hội và ngài Sangay cùng chỉ trích Trung Quốc như là “kẻ du côn nhất”. Ông Trịnh Hội nói rằng ông muốn mọi người ở đây không chỉ tập trung vào các vấn đề nhân quyền mà quan trọng hơn là giải pháp. Luật sư đề nghị mọi người thực hiện các công việc đào tạo các nhà hoạt động và hỗ trợ tài chính cho các nhóm đấu tranh cho nhân quyền ở Đông Nam Á.

“Đừng chỉ lắng nghe, bạn phải tham gia”, Ông Trịnh Hội thúc giục.

Nhiều khán giả đã nhận được nhiều cảm hứng từ các diễn giả ngày hôm đó.

“Cuối cùng, chúng ta đã có chỉ dẫn”, dược sĩ Elise Phan, 43 tuổi, đã bày tỏ: “Tôi cảm kích vì có những người trẻ Việt Nam tài giỏi đang hy sinh cuộc sống riêng để thúc đẩy nhân quyền cho đất nước ta.

Nawang Lhautara, 67 tuổi, một giám đốc bảo hiểm đã nghỉ hưu từ Ojai nói: “Chắc chắn rồi, hai dân tộc chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta cần kết hợp lại những cái đầu mà cả hai đang có để biết thêm những gì cần làm.”

Chog Tsering, thành viên hội đồng quản trị Hội Người Tây Tạng ở Nam California, người đã giúp tổ chức sự kiện này với sự hợp tác với Giáo hội Phật Giáo Việt – Mỹ tại Hoa Kỳ, đồng tình.

“Điều đúng đắn cần làm là xây dựng niềm tin và cùng hành động”, Tsering nói. “Chúng ta có cùng một trái tim.”

Tác giả Anh Do, từ Los Angeles Times: Inspired to ‘build trust and work together,’ Tibetans and Vietnamese hold human rights conference in Little Saigon