Thông cáo báo chí từ Chính phủ Australia về Đối thoại Nhân quyền Việt – Úc lần thứ 14
Ngày 21 tháng 8 năm 2017
Việt Nam và Australia vừa tổ chức phiên họp Đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 14 tại Canberra vào ngày 10 tháng 8 năm 2017. Hai bên đều tham gia đối thoại với tinh thần xây dựng và thảo luận rõ các vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Phía Úc công nhận những tiến bộ và thành tựu đáng kể của Việt Nam trong việc tăng cường các quyền xã hội và kinh tế những thập kỷ gần đây, và công nhận quyền người LGBTI ngày càng tăng ở Việt Nam. Australia cũng khen ngợi Việt Nam đã thông qua luật về tôn giáo vào cuối năm 2016, điều đó cho thấy sự tiến bộ trong môi trường hoạt động tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Australia cũng nhấn mạnh mối quan ngại về sự hạn chế của Việt Nam về các quyền dân sự và chính trị, bao gồm tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, cũng như việc quấy nhiễu, bắt giữ và cầm tù các nhà hoạt động nhân quyền. Phía Úc cũng nêu rõ những trường hợp điển hình đáng quan tâm.
Australia thừa nhận những thách thức và nhiều bất lợi mà thổ dân Úc đang phải đối mặt, bao gồm tỷ lệ thổ dân Úc đang bị giam giữ. Chính phủ Úc vạch ra các chính sách và chương trình để giải quyết những bất lợi về mặt liên thế hệ mà họ gặp phải.
Hai bên thảo luận về việc sửa đổi pháp luật ở Việt Nam, bao gồm Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Luật về hội. Australia cũng hoan nghênh việc bãi bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội ác và khuyến khích Việt Nam tiến tới bãi bỏ án tử hình.
Là một cựu thành viên của Hội đồng Nhân Quyền, Việt Nam đưa ra lời kiến nghị đến chính phủ Úc để có thể ứng cử xin gia nhập hội viên thành công. Phía Úc bày tỏ chủ trương Việt Nam nên tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xã hội dân sự trước Kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (The Universal Periodic Review) vào năm 2018. Australia khuyến khích Việt Nam nên đưa ra lời mời thường trực cho tất cả Báo Cáo Viên Đặc Biệt và động viên Việt Nam chấp nhận những cuộc viếng thăm khác của Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng. Úc kêu gọi Việt Nam thành lập một Tổ chức Nhân Quyền Quốc Gia độc lập theo Nguyên tắc Paris.
Trong khuôn khổ cuộc đối thoại, phái đoàn Việt Nam đã gặp gỡ các tổ chức của Australia để tìm hiểu về thách thức nhân quyền của Úc và những đóng góp giá trị của một xã hội dân sự năng động có thể tạo ra việc xác định và giải quyết những vấn đề này. Như những tổ chức chính quyền địa phương và phi chính phủ hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm những người LGBTI, phụ nữ bị bạo hành gia đình, người vô gia cư, và những người Úc bản địa.
Người đứng đầu phái đoàn Úc, tiến sĩ Lachlan Strahan, trợ lý thứ nhất, bộ phận chính sách đa phương tại Bộ ngoại giao và Thương mại, đã tham vấn các tổ chức Phi Chính Phủ trước khi tham gia cuộc đối thoại và sẽ giới thiệu những tổ chức này trong vài tuần tới.
Phái đoàn Úc cũng bao gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền của Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng và Thương Mại, ông Hon Kevin Andrews MP và tiến sĩ Anne Aly MP, phái đoàn đại diện đặc biệt Nhân Quyền của Úc, Hon Philip Ruddock MP, Ủy ban nhân quyền Úc và các cơ quan chính phủ Úc. Bên phía đại diện Việt Nam dẫn đầu là ông Vũ Anh Quang, giám đốc tổ chức quốc tế của bộ ngoại giao Việt Nam và các quan chức nội các của các ban bộ ngành khác.
Phiên đối thoại nhân quyền lần thứ 15 sẽ được diễn ra tại Hà Nội vào năm 2018.