Giáo dục không phải là đặc ân của Chính phủ

             

“Quyền được giáo dục khơi mở tất cả các quyền, do đó, dân chúng cần phải được giáo dục để biết quyền lợi của mình”, Giám đốc phụ trách Nhân Quyền tại Ủy ban Nhân quyền và Hành chính Tư pháp (CHRAJ), Tiến sĩ Isaac Annan, cho biết.

Tiến sĩ Annan đề cập đến điều này tại lễ khai mạc Nhân quyền Ghana kéo dài hai ngày, quy tụ các tổ chức dân sự xã hội (CSOs), các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức chính phủ và đại diện Liên Hiệp Quốc.

Trách nhiệm giải trình

Tiến sĩ Annan lưu ý rằng các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ cần đòi hỏi trách nhiệm giải trình từ các tổ chức Chính phủ để có thể làm việc một cách hiệu quả hơn.

“Khi chúng ta nói về một sự quản lý tốt, thì chúng ta cần phải có những hoạt động, liên kết và cũng như lượng thông tin đầy đủ, nó sẽ là một yếu tố gây áp lực lên chính phủ”, ông nói.

Ông lưu ý rằng sự miễn phí trong giáo dục từ phía Chính phủ “không phải là một đặc ân, mà là một quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp”.

“Quyền được giáo dục khơi mở tất cả các quyền, do đó, dân chúng cần phải được giáo dục để biết quyền lợi của mình”, ông nói.

Trao quyền

Thứ trưởng Bộ giới tính, Trẻ em và Bảo trợ xã hội, bà Gifty Twum-Ampofo, nhắc lại rằng các CSO nên hoạt động sôi nổi hơn bằng cách đảm bảo rằng các chính sách nhân quyền không chỉ được thực hiện mà còn phải được thực thi theo hướng, sử dụng lá phiếu để gây áp lực cho các chính trị gia.

“Xã hội dân sự cần gần gũi hơn với người dân và nói mọi thứ theo một cách khác với cách mà các chính trị gia tìm kiếm để liên kết với một đảng chính trị.” bà nói.

Định kỳ toàn cầu

Giám đốc Điều hành của tổ chức Perfector of Sentiments (POS) Foundation, ông Jonathan Osei Owusu, giải thích rằng hội thảo về nhân quyền đã quy tụ các tổ chức XHDS để thảo một báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền (UPR) của Hội đồng Liên Hợp Quốc.

“Sự tham gia của các tổ chức XHDS trong UPR là để tăng cường phát triển tập thể.”

Ông lấy Việt Nam ra làm ví dụ cho cái gọi là sự lơ là về mặt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền (UPR).

“Mặc dù chính phủ Việt Nam cam kết thúc đẩy nhân quyền, nhưng các CSO và các phương tiện truyền thông được coi là cánh tay thứ tư của chính phủ trong thập kỷ qua đã không tích cực và chặt chẽ tham gia một cách thực chất về mặt nhân quyền,”ông đã giải thích.

Ông nhấn mạnh rằng sau khi các báo cáo, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa hoàn tất một số kiến nghị.

Ông Owusu, Phó Chủ tịch Diễn đàn Nhân quyền NGO, lưu ý rằng có sự cần thiết trong giáo dục người dân về quyền lợi của mình và kêu gọi các tổ chức XHDS đóng một vai trò quan trọng của việc đảm bảo rằng điều này sẽ đạt được.

Thụy Nghiêng (#XHDS)

Theo Ghanaiantimes