VOICE yêu cầu Việt Nam có trách nhiệm với các cam kết tại UPR

             

Phái đoàn của VOICE tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva. Từ trái sang phải: cô Anna Nguyễn, bà Lê Thị Minh Hà và cô Đinh Thảo. Nguồn: Trang Facebook “VietnamUPR”

Ngày 9 tháng 10 năm 2017

Năm 2014, VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) đã cử một phái đoàn gồm ba người đàn ông là công dân Việt Nam (Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Trịnh Hữu Long và luật sư Phạm Lê Vương Các) đến dự Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Còn năm nay lại là ba người phụ nữ. Cô Anna Nguyễn, Giám đốc Chương trình của VOICE nói: “Chúng tôi không có chủ ý muốn có một phái đoàn toàn nữ”. Cô Anna còn nhắc đến một điểm thú vị nữa là ba người phụ nữ có lý lịch và đến từ các châu lục khác nhau. Cô Anna là một luật sư sinh ra và lớn lên ở Úc. Tham gia cùng cô có hai người khác. Đó là vợ của Blogger Nguyễn Hữu Vinh – Anh Ba Sàm là bà Lê Thị Minh Hà. Ông Vinh đã bị chính quyền Việt Nam kết án 5 năm tù vào tháng 3 năm 2016 vì đã lập và quản lý một trang blog tin tức độc lập với chính phủ, có nhiều người theo dõi. Người phụ nữ thứ ba là cô Đinh Thảo. Cô gái mang quốc tịch Việt Nam này đã từ bỏ ước mơ làm bác sĩ để trở thành một nhà hoạt động. Thảo hiện nay Điều phối viên chương trình châu Âu của VOICE tại Bỉ.

Khi các nhà hoạt động xã hội đấu tranh phản đối Chính quyền độc tài Việt Nam, họ thường xuyên bị nhục mạ bằng các bình luận trên trang Facebook của VOICE. Dù có bị gọi là “chó”, “bọn xuyên tạc” hay là “lũ đáng chết” nhưng họ vẫn không lấy làm phiền lòng. Các cô gái cho rằng những nhận xét đó là từ một lực lượng được chính quyền Việt Nam thuê. Với tinh thần Tự do biểu đạt của mình, những bình luận thù hằn đó vẫn được để cho tồn tại. Đây là điều ngược lại với những gì mà chính quyền Hà Nội đang làm.

Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, Chính quyền độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hoặc kết án tổng cộng 16 Nhà hoạt động theo bộ Luật hình sự hà khắc của Việt nam, đặc biệt là Điều 88, về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Tổ chức Human Rights Watch đã có những báo cáo về “truyền thống” hạn chế các quyền Tự do ngôn luận của Việt Nam. Chính quyền Việt Nam đã đưa hơn 100 Nhà hoạt động vào nhà lao. Sự ngột ngạt trong nước là nguyên nhân khiến hàng ngàn người tị nạn mỗi năm để tìm kiếm tự do chính trị lẫn các cơ hội việc làm, kinh doanh ở các nước tiến bộ có chính phủ minh bạch và dân chủ hơn.

VOICE là tổ chức được thành lập năm 1997 với tư cách là một văn phòng trợ giúp pháp lý và vận động cho người tị nạn và thuyền nhân Việt Nam ở Philippines được đi tái định cư tại các quốc gia như Úc, Mỹ và Canada. Sau đó, sứ mệnh của VOICE đã có thêm hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển Xã hội dân sự, vận động cho Nhân quyềnPháp trị tại Việt Nam.

Sự nghiệp của Anna cũng có điểm tương đồng với VOICE. Trong ba năm đầu, cô là một luật sư chuyên về các vấn đề tị nạn cho những người Iran, Iraq, Afghanistan và Việt Nam được tị nạn ở ÚC. “Thời điểm đó cũng là lúc tôi bắt đầu tìm hiểu về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Thay vì giúp họ rời khỏi đất nước, tôi muốn biết lý do tại sao mọi người lại rời bỏ quê hương nơi mà mình sinh ra như vậy. Chiến tranh đã kết thúc vào năm 1975 nhưng tại sao người ta lại bỏ đi?”

Từ khi làm việc cho VOICE vào năm 2014, công việc của Anna là liên lạc với các Chính phủ nước ngoài, các Tổ chức đa phương và thuyết phục họ gây áp lực lên Việt Nam nhằm cải thiện tình trạng Nhân quyền ở đây. Cô cũng là cầu nối giúp các cơ quan nước ngoài này có thể lắng nghe tiếng nói từ các Nhà hoạt động độc lập và các nhóm Xã hội dân sự ở Việt Nam. Anna nói tiếp: “Có nhiều nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh và cũng không có được chỗ dựa. Vì vậy thật tuyệt khi chúng tôi có thể giúp họ cất lên tiếng nói.”

Năm 2014, một phái đoàn gồm 23 thành viên từ Chính quyền Việt Nam đã tham gia cuộc họp với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong một kỳ UPR. Đó là một quá trình đánh giá hồ sơ Nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã đồng ý thực hiện một số khuyến nghị của UPR, nhưng cũng từ chối nhiều kiến nghị còn lại. Đặc biệt là việc thả Tù nhân lương tâm và sửa đổi các điều luật mơ hồ lấy lý do an ninh để đàn áp Nhân quyền.

Mục tiêu của Chiến dịch vận động giữa kỳ UPR năm 2017 lần này là theo dõi các khuyến nghị và minh oan cho các Tù nhân lương tâm. Đặc biệt là Trần Huỳnh Duy Thức, ông là một doanh nhân công nghệ và một blogger đã bị kết án 16 năm tù vì cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vào tháng 1 năm 2010. Tiếp theo là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh Mẹ Nấm, cô là một blogger bị cáo buộc 10 năm tù vì “Tuyên truyền chống phá nhà nước” vào tháng 6 năm 2017. Blogger Trần Thị Nga cũng bị cáo buộc tội danh tương tự Mẹ Nấm với bản án 9 năm tù vào tháng 7 năm 2017 vì chia sẻ các bài báo và video nêu lên những tiêu cực liên quan đến các vụ khủng hoảng môi trường và tham nhũng chính trị. Trong vài tháng qua, đã có nhiều Nhà hoạt động nữ bị chính quyền cho vào mục tiêu. Mẹ Nấm đã từng viết rằng động lực để cô hành động là mong muốn hai đứa con của cô được sống trong một đất nước tốt đẹp hơn ở tương lai.

Chiến dịch vận động giữa kỳ lần này bắt đầu từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10 và đã được lên kế hoạch ngay từ khi kỳ UPR lần trước kết thúc năm 2014. Đoàn đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc chạy đường dài để tranh thủ gặp gỡ với các cơ quan nước ngoài tại Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Bỉ và Cộng hòa Séc nhằm đề xuất những cách để họ gây áp lực yêu cầu Chính phủ Việt Nam cải thiện tình trạng Nhân quyền.

Gần đây một người đàn ông Việt Nam đang tị nạn chính trị đã bị bắt cóc trên đường phố Berlin ngay giữa ban ngày vào 24 tháng Tám, tức một ngày trước khi ông được xem xét quy chế tị nạn. Ông ta bị đưa về Việt Nam để điều tra những cáo buộc tham nhũng. Vụ việc gây xôn xao dư luận khi được liên tưởng đến những vụ bắt cóc thời Chiến tranh lạnh. Trong cuộc gặp với Bộ Ngoại giao Đức vào ngày 15 tháng 9, VOICE đã đưa ra mối quan ngại với ngài Annette Knobloch, Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á / Thái Bình Dương.

“Chúng tôi đã đưa ra một số gợi ý và vài ngày sau phía Đức thông báo rằng đã trục xuất một nhân viên ngoại giao khác của Việt Nam, Anna nói.

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại EU, với chuỗi ngân hàng của mình, Đức như đòn bẩy tài chính của Việt Nam. Song song đó là viện trợ phát triển của Đức cho Việt Nam, năm 2015 là 257 triệu đô la trong vòng hai năm.

Ngoài các cuộc gặp với Đức và chính phủ các nước, đoàn đại biểu đã liên lạc với Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ Nhân quyền, ông Michel Forst, và CIVICUS, một nhóm làm việc nhằm thúc đẩy xã hội dân sự. CIVICUS là tổ chức có tư cách tư vấn với Liên Hiệp Quốc. Cho nên sự cộng tác của VOICE với CIVICUS đã cho VOICE có cơ hội phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 19 tháng 9 vừa qua.

“Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam thực thi một cách có thiện chí các khuyến nghị UPR mà họ đã chấp thuận vào năm 2014”, là một đoạn trong bài phát biểu cô Đinh Thảo đã nói trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thúc giục Việt Nam trả tự do cho tất cả Tù nhân lương tâm.

Thảo cho biết, đối với cô, bài phát biểu ấy đã tạo nên một chiến dịch 25 ngày thành công. Bất kể những khó khăn về điều kiện đi lại, các cuộc họp mặt triền miên và cả những quấy rối của Chính quyền Việt Nam với cô, đồng nghiệp và gia đình cô đã gặp phải ở Việt Nam.

Sau khi chiến dịch kết thúc, các thành viên trong đoàn dự kiến vẫn theo dõi các cuộc họp và duy trì các mối quan hệ họ đã có. “Thật sự thì gặp gỡ những nhân vật ấy không khó, nhưng nếu không giữ liên lạc sau đó thì sẽ không có kết quả gì”, Anna thừa nhận. VOICE đang bắt đầu lập kế hoạch tổ chức cho UPR lần 3 vào tháng 1 năm 2019, sẽ có nhiều người hơn, sẽ có các hội thảo và một phiên họp của Liên Hiệp Quốc nhằm giải quyết tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Làm một người bảo vệ Nhân quyền giống như đang chạy trong một cuộc chạy đường dài, Anna mô tả.

“Bạn không thể mong chờ sẽ sớm thấy đích đến. Chặng đường sẽ khó khăn và gian nan, rồi sau đó bạn cần phải chuyền lại cây baton cho đồng đội, đồng nghiệp của bạn. Nhưng rồi sẽ giống như tất cả các cuộc đua đường trường khác, cuối cùng rồi bạn sẽ nhìn thấy đích đến”

© 2017 The 88 Project