Liên Hiệp Quốc khởi động chiến dịch kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc tế Nhân Quyền

             

Ngày 10 tháng 12 vừa qua, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Quốc tế Nhân quyền và khởi động chiến dịch UDHR70 kéo dài 1 năm hướng tới kỷ niệm 70 năm bản Tuyên ngôn này năm 2018.

Buổi lễ năm nay được tổ chức tại Palais de Chaillot ở Paris – khu di tích lịch sử này là nơi diễn ra sự kiện thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Đại hội đồng vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.

Stand Up 4 Human Rights là trang web dành cho chiến dịch UDHR70, với ba mục tiêu chính là: quảng bá, tham gia và suy ngẫm. Nó nhắm đến việc thu hút người dân khắp nơi trên toàn thế giới: nâng cao sự hiểu biết về Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền; cho chúng ta biết về các quyền của mình để chúng ta mạnh mẽ hơn; và khuyến khích nhiều sự suy ngẫm hơn về các cách mà mỗi người trong chúng ta có thể tranh đấu cho những quyền của chúng ta mỗi ngày.

Hãy cùng tham gia chiến dịch UDHR70 để quảng bá và bảo vệ những nguyên tắc bất biến này. Bạn gặp gỡ, lắng nghe và được truyền cảm hứng từ các câu chuyện của những người bảo vệ quyền con người. Chúng ta cũng có thể truy cập trang web để tham khảo các ý tưởng khác nhau để tham gia chiến dịch.

Trong số đó, dự Án Add Your Voice!là một sự kiện tiêu biểu mà bạn có thể tham gia bằng cách ghi âm lại một trong số 30 điều của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ của bạn hoặc bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trong số 135 thứ tiếng hiện có của website. Sẽ có nhiều người hơn sẽ biết đến và tham gia cùng bạn khi bạn chia sẻ những bản ghi âm đó trên các mạng xã hội. Dự án sẽ kết hợp các bản ghi âm và những video như thế. Bằng cách này, chung ta sẽ cùng nhau cung cấp một công cụ tương tác để nhắm đến thật nhiều người hơn và hàng triệu người không biết chữ hoặc khiếm thị sẽ được tiếp cận với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Các bản ghi âm từ khắp nơi trên thế giới đang được cập nhật ở đây.

Stand Up 4 Human Rights _ Add your voice _ VIETNAM VOICE
Dự Án “Add Your Voice!

Đây là 4 bước đơn giản cho bạn bắt đầu tham gia chiến dịch:

Cùng hàng triệu người thực hiện Cam kết Stand Up, bảo vệ và quảng bá Quyền con người, hãy truy cập đường dẫn: http://standup4humanrights.org/en/index.html#pledge.

Bạn cũng có thể hỗ trợ các ý tưởng bởi các đối tác của UDHR70 để nhân rộng thông điệp của chiến dịch.

VOICE, cũng là một tổ chức bảo vệ và tranh đấu cho Nhân Quyền, tiếp lời của những người tổ chức chiến dịch UDHR70, cảm ơn các bạn cùng tham gia với chúng tôi.

**********

Sau đây là tóm tắt các phát ngôn đáng chú ý của Ông Zeid bin Ra’ad, Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu tại lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2017.

Ông Zeid bin Ra'ad, Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - VIETNAM VOICE
Ông Zeid bin Ra’ad, Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

“Nhờ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cuộc sống thường nhật của hàng triệu người đã được cải thiện, những đau khổ của con người đã được ngăn chặn và giải quyết, hơn hết là những nền tảng đã được đặt ra để tranh đấu cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Mặc dù triển vọng đầy hứa hẹn của nó vẫn chưa được đến đích nhưng thực tế là nó đã đứng vững trước thử thách của thời gian. Đó là minh chứng cho tính phổ quát vĩnh cửu của các giá trị bất diệt về sự bình đẳng, công lý và phẩm giá con người.”

“Năm tới – vào ngày 10 tháng 12 năm 2018 – chúng ta sẽ kỷ niệm 70 năm ngày Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và ngày Chủ Nhật hôm nay đánh dấu sự khởi động cho lễ Kỷ niệm 70 năm ngày thông qua bản tuyên ngôn.”

“Tôi hy vọng đó cũng sẽ là một năm suy ngẫm mạnh mẽ và sâu sắc về tầm quan trọng sống còn và duy trì liên tục của từng điều trong số 30 điều của tài liệu đặc biệt này”.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được ra đời từ một thế giới với nhiều thương tích bởi chiến tranh, nó như là một phương thuốc được kê bởi các quốc gia để chữa lành những vết thương đó – mà cũng là một loại vắc xin để ngăn phòng các bản năng xấu nhất và khuyết điểm của con người. Nó được soạn ra bởi các đại diện tiêu biểu và được các lãnh đạo của các quốc gia từ khắp các châu lục tán thành. Nói theo lời mở đầu của Tuyên ngôn, họ là những người chỉ vừa mới trực tiếp trải qua Thế chiến thứ II, hoàn toàn ý thức rõ rệt rằng “Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại”.”

“Nó đã được rút ra bằng ký ức và bài học về Holocaust (Cuộc diệt chủng người Do thái của Phát xít Đức), từ thái độ và sự tích lũy các chính sách và thực tiễn hành động đã để những điều đó xảy ra. Những vết sẹo in hằn trên lương tâm đó không thể ngăn chặn nó.”

“Tuyên ngôn được soạn thảo để không chỉ có các quyền dân sự và chính trị, mà còn bao gồm cả các quyền về xã hội, kinh tế và văn hoá. Đó là quan niệm đầy đủ rằng bạn không thể có sự phát triển mà không có nhân quyền và bạn cũng không thể thụ hưởng đầy đủ các quyền con người mà không có sự phát triển; hòa bình và an ninh đều phụ thuộc vào cả hai.”

“Ngày nay, khi Chiến tranh thế giới II và thảm họa Holocaust đã lùi xa, thì nhận thức này dường như dần tan biến với tốc độ báo động. Còn những tiến bộ to lớn đạt được thông qua việc tiến tới ban hành các nguyên tắc Nhân quyền, như bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, đang được ngày càng bị quên lãng hoặc cố tình bị phớt lờ.”

“Tính Phổ quát của các quyền đang bị tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới. Nó đang bị tấn công tràn lan từ những kẻ khủng bố, các nhà lãnh đạo độc tài và những người theo chủ nghĩa dân túy. Đó là những người dường như vì quyền lực mà sẵn sàng hy sinh quyền của người khác, ở nhiều mức độ khác nhau. Ảnh hưởng kết hợp của họ đã gây ra sự thêm những tổn thất cho chế độ dân chủ tự do, hòa bình và công lý.”

“Chúng ta thấy bạo lực và tội ác đang leo thang và bùng phát trong các cuộc xung đột trên toàn thế giới; chủ nghĩa dân tộc đối nghịch đang gia tăng, với sự tăng mức độ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Kỳ thị và các hình thức phân biệt khác đang nổi lên. Ngay cả ở những quốc gia đang tự mãn bằng niềm tin rằng đó chỉ là những vấn đề của quá khứ, chứ không phải là những vấn đề dễ dàng quay trở lại và hồi sinh”.

“Chúng ta thấy có các biện pháp để chấm dứt phân biệt đối xử và thúc đẩy công lý mạnh mẽ hơn. Một số thành quả của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và rất nhiều bộ luật lẫn thủ tục liên quan đã được sinh ra. Tất cả chúng lại bắt đầu bị phá đi bởi những người tìm kiếm lợi ích từ sự hận thù và bóc lột. Chúng ta đã thấy sự phản đối chống lại nhiều tiến bộ nhân quyền, bao gồm cả quyền của phụ nữ và của nhiều sắc tộc thiểu số, ở châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Âu”.

“Chúng ta thấy những lãnh đạo chính trị công khai bác bỏ chân lý cơ bản của Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nói rằng “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.” Các nhà lãnh đạo chính trị không thực hiện những lời hứa thúc đẩy tôn trọng các quyền và tự do này của những lãnh đạo đi trước bằng những giải pháp pháp tiến bộ trong nước và quốc tế để bảo đảm sự công nhận và tuân thủ phổ quát và hiệu quả của chúng.”

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một cam kết từ tất cả các quốc gia mà họ sẽ bảo vệ và quảng bá Quyền con người. Điều cốt yếu là chúng ta tiếp tục giữ cho các quốc gia đó trong tầm quan tâm. Nhưng quyền con người thì quá quan trọng để mà để cho các quốc gia bị bỏ lại lẻ loi – quá quý giá cho tất cả chúng ta, và cho con cái của chúng ta.”

“Khi chúng ta bước vào năm kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Thế giới, đúng là chúng ta nên tôn vinh những thành tựu và vinh danh các những con người tiên phong đầy cảm hứng. Đồng thời chúng ta cũng không nên ảo tưởng: di sản của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đang phải đối mặt với những mối đe dọa trên nhiều mặt trận. Nếu chúng ta để trôi đi cái cam kết giữ gìn nhân quyền của chúng ta – nếu chúng ta đứng sang bên lề khi nó bị chà đạp – nó sẽ héo hon từ từ và chết đi. Nếu điều đó xảy ra, mất mát trong cuộc sống con người và đau khổ sẽ vô cùng, và toàn bộ nhân loại sẽ phải trả cái giá to lớn.”

“Cuối cùng, tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta là nhân dân, là đối tượng mà từ đó bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này được viết ra. Điều này phụ thuộc vào tôi; vào bạn; vào tất cả mọi người ở mọi thành phố, tỉnh thành và cả nước, ở những nơi vẫn còn không gian để thể hiện suy nghĩ, để tham gia vào các quyết định, để nâng cao tiếng nói. Chúng ta cần phải hành động để thúc đẩy hòa bình, chống lại sự kỳ thị và duy trì công lý.”

“Chúng ta phải liên kết có tổ chức và vận động để bảo vệ phẩm giá con người, để bảo vệ một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta không được đứng lại, lúng túng, khi mà hệ thống các giá trị hậu Thế chiến II xung quanh chúng ta được sắp xếp và sáng tỏ lại. Chúng ta phải có một lập trường vững chắc và quyết đoán: bằng cách kiên quyết ủng hộ nhân quyền của người khác, chúng ta cũng đứng lên vì quyền lợi của chính chúng ta và của các thế hệ mai sau”.

HẾT

* Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền với tổng số hơn 500 ngôn ngữ, hiện tại giữ kỷ lục thế giới về số lượng bản dịch lớn nhất.

 

Nguồn tổng hợp từ:

http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22508&LangID=E

http://www.standup4humanrights.org/en/index.html