Thông cáo của VOICE về việc trình chiếu phim ‘Mẹ Vắng Nhà’

Ngày 27/6/2018, VOICE lần đầu tiên tại Thái Lan cho ra mắt bộ phim tài liệu ‘Mẹ Vắng Nhà’ kể về gia đình của nhà hoạt động đang bị cầm tù Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, trước nhiều khách mời quốc tế tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài (Foreign Correspondents’ Club of Thailand – FCCT), Bangkok, Thái Lan.

Read more

Đàn áp Nhân quyền: làm đau thân xác, hun đúc tinh thần

Vũ Ngọc Hân, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam và cũng là một học viên của VOICE. Dưới đây là bài phát biểu của cô tại “The 2017 Dublin Platform” do Front Line Defender tổ chức tại Ireland. Xin chào mọi người, tôi là Hannah, tôi…

Read more

Phạm Đoan Trang vắng mặt tại lễ trao giải thưởng nhân quyền quốc tế dành cho mình

“Logic ở đâu, khi giải thưởng cho một người không được ra khỏi Việt nam, lại do một người không được vào Việt nam nhận hộ?”, đây là chia sẻ của người nhận giải thay cho nhà báo tự do Phạm Đoan Trang.
Vào lúc 1h sáng ngày 06/3/2018 theo giờ Việt Nam (19h ngày 05/3 theo giờ Czech), Lễ trao giải Homo Homini và khai mạc Liên Hoan Phim Jeden Svět (One World) đã diễn ra tại Prague (CH Czech).
Giải thưởng Homo Homini 2017 được tổ chức People in Need trao cho nhà báo tự do Phạm Đoan Trang vì “sự dũng cảm không mệt mỏi khi theo đuổi một sự thay đổi dân chủ cho đất nước của mình, bất chấp sự sách nhiễu và khủng bố” của cô.
Tuy nhiên cô không thể đến Cộng hòa Czech nhận giải bởi Chính phủ Việt Nam không cho phép cô đi ra nước ngoài. Nhà báo Đoan Trang đã gửi đến lễ trao giải một đoạn phim ngắn mà cô chia sẻ trong đó cô đàn và hát một đoạn của bài hát “Bèo dạt mây trôi” cùng với đó là những cảm nghĩ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Read more

Mẹ Nấm y án 10 năm tù, dư luận trong nước và quốc tế phản đối bản án

Hôm 30/11, ở phiên tòa xét xử phúc thẩm tại Nha Trang, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”,…

Read more

Đưa tin liên quan Formosa xả thải, Blogger Việt Nam nhận án 7 năm tù giam

Nguyễn Văn Hóa tại phiên tòa ở tỉnh Hà Tĩnh vào thứ Hai, 27/11/2017. Anh bị kết tội Tuyên truyền chống phá nhà nước vì đã đăng tải video và bài viết về những cuộc biểu tình liên quan đến thảm họa môi trường. (Ảnh Công Tường, Thông tấn xã…

Read more

VOICE yêu cầu Việt Nam có trách nhiệm với các cam kết tại UPR

Phái đoàn của VOICE tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva. Từ trái sang phải: cô Anna Nguyễn, bà Lê Thị Minh Hà và cô Đinh Thảo. Nguồn: Trang Facebook “VietnamUPR” Ngày 9 tháng 10 năm 2017 Năm 2014, VOICE (Vietnamese…

Read more

Bài nói chuyện về Việt Nam trên Đài phát thanh CRo Plus Cộng Hòa Séc

Hôm 10 tháng 10 vừa qua, đài phát thanh quốc gia Cộng hòa Séc thực hiện cuộc phỏng vấn cô Marie Strašáková, nhà nghiên cứu Việt Nam thuộc bộ môn các nghiên cứu về Châu Á của trường Tổng hợp Palacky, Olomouc. Câu chuyện xung quanh vấn đề thái độ…

Read more

Một năm sau ngày bị bắt, Civil Rights Defenders yêu cầu trả tự do cho Mẹ Nấm

Thông cáo từ Civil Rights Defenders Ngày 10 tháng 10 năm 2016, Chính quyền Việt Nam bắt blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh Mẹ Nấm, với tội danh Tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ngày 29 tháng 6 năm 2017, Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù giam.

Read more

Bạn có biết: Cam kết của Việt Nam về Đảm bảo tự do ngôn luận tại UPR 2014?

Trong kỳ Kiểm điểm nhân quyền UPR năm 2014 của Liên Hiệp Quốc, nhiều nước đã khuyến nghị Việt Nam nên xoá bỏ hoặc sửa đổi các điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự để đảm bảo Tự do ngôn luận. Việt Nam đã chấp nhận…

Read more

Mùa hè không yên ả – Cuộc đàn áp người bất đồng chính kiến lớn nhất trong nhiều năm qua – The Guardian

Ít nhất 11 nhà hoạt động đã bị bắt, buộc tội hoặc kết án trong vài tháng vừa qua. Bên cạnh đó là một người khác bị tước quyền công dân và bị trục xuất sang Pháp. Nguyễn Văn Oai, một nhà hoạt động tại Nghệ…

Read more

The Washington Post: Dù mạng xã hội Việt Nam bị đàn áp mạnh tay nhưng nhiều người vẫn không hề chùn bước

Nhà hoạt động Anh Chí (Nguyễn Chí Tuyến) tìm kiếm thông tin trên internet tại quán cafe Tự Do ở Hà Nội. REUTERS/Kham (Kham/Reuters) Hà Nội – Trong vài tháng qua, lực lượng an ninh của Chính quyền Việt Nam đàn áp mạnh tay quyền tự…

Read more

Amnesty International ra thông cáo báo chí về 4 nhà hoạt động ôn hòa vừa bị bắt giữ

Amnesty International (Tổ chức Ân Xá Quốc Tế) ra thông cáo báo chí với nội dung vừa nêu trong ngày 1 tháng 8.
Theo đó, tổ chức Amnesty International nêu rõ bốn người vừa bị bắt vào hôm Chủ Nhật; bao gồm Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà báo tự do Trương Minh Đức, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn với cáo buộc tội liên quan đến Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng đồng sự, cô Lê Thu Hà, bị bắt giam quá thời gian quy định hơn 18 tháng qua. Tất cả 6 người bị khởi tố theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, với tội danh “Lật đổ chính quyền”.
Amnesty International khẳng định các việc làm của 6 thành viên trong tổ chức xã hội dân sự độc lập Hội Anh Em Dân Chủ là thực hiện Quyền công dân được hiến định như Quyền tự do biểu đạt và Tự do hội họp. Đồng thời những hành động bắt giữ tùy tiện và giam cầm gần đây là vi phạm các quy định của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). (*)
Amnesty International cũng nhắc đến trường hợp 2 người mẹ vừa bị đưa ra xét xử gần đây là Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Cả 2 chị đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ quốc tế, các tổ chức Bảo vệ Nhân quyền trong và ngoài nước, các chuyên gia Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các phát ngôn ngoại giao của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
Trong thông cáo này cũng nhắc đến trường hợp của Trần Hoàng Phúc, một nhà hoạt động trẻ 23 tuổi bị bắt vào ngày 3 tháng 7 theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Anh Lê Đình Lượng, một nhà bất đồng chính kiến bị bắt vào ngày 24 tháng 7 theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Ít nhất 5 nhà hoạt động khác bị bắt giữ từ tháng 11 năm 2016 hiện đang bị giam giữ đến nay chưa đưa ra xét xử. Amnesty International lên tiếng lo ngại về việc giam giữ trong trại giam kéo dài có thể tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối. Ngoài ra là những lo ngại về quyền liên lạc kịp thời với luật sư và chuẩn bị biện hộ là một phần thiết yếu của quyền được xét xử công bằng. Cả hai lo ngại trên đều là những quy định có trong các hiệp ước mà Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên, có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, bao gồm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.
Tổ chức Amnesty International kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm trong việc cam kết về nhân quyền và hủy bỏ những cáo buộc đối với tất cả các nhà hoạt động là những người thực hiện các quyền nêu trên. Đồng thời, Amnesty International cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án việc Chính quyền Việt Nam đang đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền với mức độ ngày càng mạnh bạo và yêu cầu trả tự do vô điều kiện ngay lập tức cho tất cả Tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Amnesty International đã ghi lại thông tin về ít nhất 90 người hiện đang bị tước đoạt tự do mà tổ chức coi là Tù nhân lương tâm, họ là các Blogger, các Nhà hoạt động về quyền đất đai, quyền lao động, quyền chính trị dân sự, các nhà hoạt động về quyền người thiểu số, tôn giáo,…
Đọc toàn văn Thông Cáo Báo Chí của Amnesty International TẠI ĐÂY.

Read more