UNDP: các CSOs đóng vai trò giám sát cộng đồng

             

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đánh giá tầm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trên website chính thức, trong đó UNDP cũng chỉ ra vai trò, mục tiêu và các loại hình xã hội dân sự hợp tác cùng.

3 mục tiêu đẩy mạnh năng lực xã hội dân sự

Để thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), UNDP tập trung vào ba mục tiêu cốt lõi: 1) đầu tư vào xã hội dân sự và sự tham gia của người dân, 2) hỗ trợ công dân hoạt động cho quản trị và phát triển dân chủ, 3) đẩy mạnh sự tham gia của người dân phát triển con người và tính đa nguyên.

Với mục tiêu đầu tiên, đầu tư cho xã hội dân sự và thúc đẩy sự tham gia của người dân, UNDP hỗ trợ môi trường thẩm quyền cho xã hội dân sự, hỗ trợ và đồng hành với xã hội dân sự trong ảnh hưởng chính sách và nâng cao môi trường, năng lực Liên hợp quốc để thu hút những nhà hoạt động xã hội dân sự đóng góp vào những thay đổi tích cực trong xã hội cũng như nâng cao sự tham gia của công dân.

Mục tiêu thứ hai – hỗ trợ công dân hoạt động cho quản trị và phát triển dân chủ được UNDP thực hiện thông qua các hoạt động dân sự tập trung đòi hỏi trách nhiệm giải trình và sự tham gia của chuyên gia, những người có kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho việc tương tác trong nghị trình quốc gia đảm bảo tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của cộng đồng trong việc phát triển địa phương và tác động lên các cấp.

Với mục tiêu còn lại – đẩy mạnh sự tham gia của người dân trong phát triển con người và tính đa nguyên, UNDP tăng cường hỗ trợ mối hợp tác giữa UNDP và xã hội dân sự. Ngoài ra, các cơ chế đối thoại xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cũng được chú trọng để thúc đẩy sự tham gia trong tiến trình phát triển và đẩy mạnh các dạng thức, mạng lưới giữa nhiều bên liên quan vào những mục tiêu ưu tiên cho phát triển toàn cầu.

Các văn bản hướng dẫn làm việc cùng UNDP được thực hiện năm 2001 và 2012, đính kèm trong đường dẫn ở cuối bài viết (bản tiếng Anh).

Tại sao UNDP làm việc với xã hội dân sự?

Theo thông tin trên website, UNDP khẳng định những nhà hoạt động xã hội dân sự ở cấp quốc gia và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Hợp tác với những nhà hoạt động này giúp đóng góp những can thiệp tích cực vào sự phát triển, đặc biệt là đối với các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương.

Sự tham gia của người dân là chìa khóa hành động của UNDP trong việc tăng cường thể chế và thực hành trong quản trị và ứng phó – bao gồm trách nhiệm giải trình, quản trị tốt, dân chủ hóa và hợp tác phát triển, chất lượng và tính sát thực của các chương trình phát triển chính thức. xã hội dân sự còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển và hiệu quả hỗ trợ.

Theo đó, các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò lớn trong việc tạo ra những nhu cầu từ cấp người dân và thúc đẩy quản trị thích ứng với tình hình. Đặc biệt, xã hội dân sự đóng vai trò quan sát phản biện đời sống cộng đồng. Chưa kể, thành viên các tổ chức xã hội dân sự còn cống hiến thời gian, kỹ năng và kinh nghiệm của họ cho sự phát triển.

Loại hình xã hội dân sự làm việc cùng với UNDP?

Đối với UNDP, xã hội dân sự hình thành đa dạng các loại hình từ chính thức đến không chính thức, nằm ngoài nhà nước và thị trường. Các nhóm này bao gồm các phong trào xã hội, các tổ chức tình nguyện, các tổ chức người bản địa, tổ chức thành viên dựa trên quần chúng, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức có nền tảng cộng đồng, cũng như các cộng đồng và công dân hành động đơn lẻ hay tập trung.

UNDP cũng lập ra Ủy ban Cố vấn xã hội dân sự vào năm 2000. Mục đích chính là đưa lời khuyên cho các quyết định về chính sách, chiến lược phát triển xã hội dân sự của lãnh đạo cấp cao UNDP (người dịch).

UNDP hợp tác với mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) tại địa phương, khu vực và quốc tế trong thực hiện chương trình và vận động chính sách. Ở cấp quốc gia, UNDP thường xuyên cung cấp những dịch vụ căn bản về y tế, giáo dục, cung cấp nước, mở rộng nông nghiệp hay những quỹ tín dụng vi mô. Ngoài ra, vấn đề xóa đói nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới và vận động cho những mục tiêu thiên niên kỷ cũng được UNDP khuyến khích sự tham gia từ các tổ chức xã hội dân sự.

Lược dịch từ:

http://www.undp.org/content/undp/en/home/ourwork/funding/partners/civil_society_organizations.html

Nguồn tài liệu đề cập trong bài viết:

UNDP Corporate Strategy on Civil Society and Civic Engagement (2012)

UNDP and Civil Society Organizations: A Policy of Engagement (2001)

An Yên (#XHDS)